Sản phẩm ghế ” Eames Chairs”

Ngoài tư vấn -thiết kế nội thất ra MAX còn nhận sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm gỗ riêng biệt như tủ bếp, tủ áo , ghế v.v…

Để có được các thông tin và giá tốt nhất mọi chi tiết xin liên hệ :Mr Phong – 0908.038.555

Sản phẩm ghế ” EAMES “
TB2ZbpQbVXXXXX2XXXXXXXXXXXX-184865480 TB2l.xPbVXXXXadXXXXXXXXXXXX-184865480 TB2LxA4cXXXXXXbXpXXXXXXXXXX-184865480
TB2y_E5cXXXXXciXXXXXXXXXXXX-184865480 TB2IuVEbVXXXXavXpXXXXXXXXXX-184865480 sgsgs Eames Chairs TB2JrA5cXXXXXXGXpXXXXXXXXXX-184865480

Sàn bếp

Thật không khó để tìm một sàn nhà bếp đẹp, bền, và dễ dàng lau chùi. Ngày nay sự lựa chọn phổ biến bao gồm: ván sàn gỗ cứng, nhựa cứng vinyl, gạch ceramic, đá tự nhiên, laminate.

Những chọn lựa sàn nhà bếp tốt nhất sẽ phụ thuộc vào việc thiết kế nhà bếp, phong cách sống, và ngân sách của bạn. Bạn hãy khám phá và lựa chọn để sàn có một tương phản thú vị và hài hòa đối với tủ bếp của bạn. Các loại vật liệu và màu sắc khác nhau có thể làm điểm nhấn màu sắc và làm cho một căn phòng nhỏ có vẻ lớn hơn, hoặc giúp một phòng lớn cảm thấy ấm áp và gần gũi.

 
Lựa chọn loại vật liệu Gỗ cứng Gạch Ceramic Nhựa Vinyl Laminate Đá
Độ bền 2 3 1 3 3
Lau chùi dễ dàng 2 2 3 3 2
Thân thiện môi trường 1 2 2 2 2
Chống bẩn 2 3 3 3 3
Chống thấm 1 3 3 3 3
Chống phai màu 1 3 3 3 3
Chống tác động 1 2 3 3 2
Bảo dưỡng thấp 2 3 3 3 2
Lựa chọn màu sắc/ kiểu dáng 2 3 3 2 2
Mô tả Sàn gỗ cứng được làm từ các loại gỗ, như gỗ thông, gỗ sồi hoặc các loại gỗ quí.. Ceramic tiles được làm từ vật liệu gốm và có nhiều loại kích cỡ. Sàn Vinyl bao gồm các vật liệu nhựa vinyl. Sàn Laminate sử dụng nhiều vật liệu như nhựa, sợi gỗ và giấy (vật liệu khác nhau tùy theo nhà sản xuất) được nén dưới áp lực để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sàn đá được làm từ đá tự nhiên.
Lưu ý Tăng thêm giá trị của ngôi nhà Thiết kế linh hoạt và dễ sử dụng Chi phí thấp với nhiều mẫu mã lựa chọn Dễ dàng bảo dưỡng, thân thiện với môi trường Bền đẹp và dễ lau chùi
Chú thích: 1        : Kém
2     : TB-Khá
3    : Tốt
     

Mặt bếp

Mặt bếp

Ngày nay, bạn sẽ nhận thấy mặt bàn bếp được làm từ mọi thứ từ gỗ đến thép không gỉ hoặc bê tông ốp gạch… Trong số các loại vật liệu khác nhau đó, mặt bàn đá nhân tạo (acrylic solid surface) đã trở thành loại vật liệu yêu thích nhất của các chủ nhà vì vẻ đẹp, tính năng dễ sử dụng và giá trị của chúng.

Đá nhân tạo (acrylic solid surface) chịu được nhiệt độ nóng, chống trầy xước, kháng nấm mốc và vi khuẩn, không thấm, có thể uốn cong, giấu được mối nối. Những tính năng này giúp chúng trở thành vật liệu lý tưởng cho mặt bàn bếp.

Những thiết kế bằng đá tự nhiên cho bạn cảm giác vững chắc, gần gũi với thiên nhiên bởi bề mặt của đá granite tự nhiên hoặc thạch anh, nhưng đối với những yêu cầu về đường cong hay mối nối cũng như đặc tính chống nấm mốc và vi khuẩn thì loại vật liệu này không đáp ứng được

Granite Countertops

Lựa chọn loại vật liệu Đá Granite tự nhiên Thạch anh tự nhiên Đá nhân tạo Laminate
Bề mặt trơn, láng
Độ bền 3 3 3 1
Chịu nhiệt 3 3 2
Chống thấm 2 3 3 2
Chống khuẩn 3 3 3 2
Chống trầy/ nứt 3 3 2 1
Chống phai màu 3 3 3 1
Bảo dưỡng thấp 1 3 3 3
Đường nối vô hình 1 1 3 2
Lựa chọn màu sắc/ kiểu dáng 1 1 2 3
Độ bền màu sắc/hoa văn 1 2 3 3
Mô tả Granite tự nhiên được làm từ đá tự nhiên Quartz tự nhiên là vật liệu kết hợp giữa thạch anh tự nhiên với các loại nhựa polymer và sắc tố màu độ bền cao. Solid Surface là acrylic rắn hoặc acrylic trộn với vật liệu polyester Mặt bàn Laminate có phần lõi là particle board được phủ bề mặt với tấm plastic .
Lưu ý Có thể đặt trực tiếp những vật dụng nóng trên bàn bếp Công suất sử dụng cao, chi phí bảo dưỡng thấp Dễ dàng bảo dưỡng – có thể đánh bóng lại như mới sau thời gian sử dụng Một giải pháp hiệu quả về chi phí với nhiều lựa chọn thiết kế
Chú thích: 1       : Kém
2   : TB-Khá
3  :Tốt

Ánh sáng thực

Ánh sáng có thể có một hiệu ứng đặt biệt vào nhà bếp của bạn từ phong cách, cách làm việc và cảm nhận. Không giống như thiết kế các thứ khác, ánh sáng là một yếu tố năng động, có thể được điều chỉnh để tạo ra bầu không khí thích hợp cho bất kỳ trường hợp từ mờ đến sáng rực rỡ và lôi cuốn. Để có được hầu hết các thiết kế nhà bếp mới của bạn, hãy chắc chắn bao gồm sự kết hợp của môi trường xung quanh, điểm nhấn, và ánh sáng, cho phép nguồn ánh sáng lồng vào nhau.

Hình dung cách sử dụng ánh sáng dưới đây của chúng tôi để xem như thế nào, sắc thái của một căn phòng được tác động bởi cả hai loại khác nhau của ánh sáng, cũng như những thay đổi trong ánh sáng tự nhiên suốt ngày.

Loại ánh sáng

 


Các loại ánh sáng

Task Lighting
Nguồn sáng bổ sung (task lighting)

Bất kỳ lúc nào cần phải thực hiện các công việc cần quan sát như cắt rau củ, rửa chén, lúc nấu nướng, đó là lúc bạn cần chiếu sáng bổ sung. Trong trường hợp này, nguồn sáng được đặt chìm, luôn hoạt động hiệu quả. Bạn có thề đặt đèn huỳnh quang dưới đáy tủ bếp trên v.v…. Một quy tắc chung là luôn đặt nguồn sáng chồng chéo lên nhau để tránh bóng đổ và sự mỏi mắt.

Accent Lighting
Nguồn sáng chiếu tập trung (accent lighting)

Thường được dùng làm nổi bật các đặc điểm chức năng, hay tạo ra một không gian đặc biệt cho căn bếp làm căn bếp của bạn trở nên đẹp và sang trọng hơn. Đèn chiếu điểm thường được lắp đặt trong các tủ kính để chiếu sáng những bộ sưu tập chén, đĩa, bình… làm nổi bật lên vẻ độc đáo và tạo ra sự thu hút cho gian bếp. Thậm chí bạn có thể thêm đèn trang trí bên dưới trần nhà. Những điều này sẽ làm căn bếp của bạn không những đẹp, lạ mắt và tạo thêm hiệu ứng giúp trần căn bếp trông có vẻ cao hơn.

Ambient Lighting
Ánh sáng xung quanh (ambient lighting)

Ánh sáng xung quanh là ánh sáng được chiếu vào phòng. Trong ngày, ánh sáng xung quanh có thể đến từ các cửa sổ, nhưng trong buổi tối, đồ đạc trần nhà là sự lựa chọn phổ biến nhất cho nhà bếp. Lựa chọn các loại bóng đèn khác nhau sẽ cho phòng bạn các ánh sáng khác nhau, vì vậy khi lựa chọn đồ đạc xung quanh hãy chắc chắn để xem xét về số lượng và loại ánh sáng bạn thích, cũng như hiệu quả năng lượn

Không gian đẹp và hiệu quả cho Phòng bếp

Hãy Bắt Đầu Với Sơ Đồ Mặt Bằng Bếp
  Trong những căn bếp lớn, một hoặc hai đảo bếp có thể phân chia không gian bếp thành những khu vực khác nhau, điều này hỗ trợ việc di chuyển trong khu vực bếp, tạo thêm những chỗ cất giữ tiện lợi, làm nổi bật bếp trưởng cùng không gian hữu dụng của đảo bếp tiếp giáp với tam giác làm việc. Để dễ dàng cho việc di chuyển, lối đi mỗi bên của đảo bếp rộng ít nhất từ 0,9m đến 1,2m. Nếu không gian bếp không đủ rộng có thể bố trí bán đảo nhỏ thay cho đảo bếp. Khi bạn thiết kế sắp đặt bếp luôn nhớ đến Tam Gíac Làm Việc.
Những sơ đồ mặt bằng cơ bản
  Có bốn sơ đồ mặt bằng chính: “Hành Lang”, “L”, “U”, “G” (đảo, bán đảo). Mỗi kiểu sơ đồ tạo ra các Tam Gíac Làm Việc theo cách riêng của nó.
                 Hành Lang                                         Chữ L
Kiểu hàng lang Kiểu L
                     Kiểu U                                              Kiểu G
Kiểu U Kiểu G (bán đảo)
Thiết kế kiểu hành lang thì hiệu quả đến không ngờ bởi vì bạn có thể di chuyển xung quanh khu vực trung tâm bếp chỉ một vài bước chân. Nhược điểm của kiểu này là tủ cất giữ đồ bị hạn chế (ít không gian cất giữ đồ) và người đi ngang qua lại vướng chân đầu bếp.
Gian nhà bếp có thiết kế hình chữ L là một trong những dạng phổ biến nhất. Cấu trúc hình chữ L giúp cho gian nhà bếp không bị xen ngang giữa việc đi lại trong nhà và có nhiều chỗ bố trí thiết bị bếp. Bằng cách nối dài thêm phần L, bạn sẽ có thêm nơi lưu giữ đồ và không gian thực hiện công việc nấu. nướng.
Nhà bếp có thiết kế hình chữ U là kiểu thiết kế bao quanh bạn 3 mặt với tủ để đồ, bàn làm bếp và các thiết bị bếp. Nếu hình chữ “U” đủ lớn, bạn có thể đặt thêm bàn bếp đảo ở trung tâm.
 Kiểu G kết nối phần bếp nấu với khu vực bàn ăn bằng bán đảo bếp, kiểu này tiện lợi cho những bữa ăn sáng, ăn nhẹ.
—————

Thiết kế phòng bếp theo phong thủy

Khi thiết kế phòng bếp, ngoài việc tạo phong cách hiện đại, đẹp mắt bạn còn cần phải thiết kế sao cho hợp phong thủy nữa.
Theo quan niệm phong thủy học, phòng bếp khi bố trí, thiết kế phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy tối kỵ khi bếp ở hướng bị gió lùa.
Phong thủy học cho rằng nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt, vì chủ yếu là sợ gió thổi từ cửa vào hoặc từ cửa sổ vào bếp.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc nếu đặt bếp ở hướng gió thổi, khi gió to thổi lửa liếm ra 4 phía còn có thể gây nên hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Thủy – Hỏa xung khắc nhau theo quan niệm phong thủy, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước, chính là quan niệm “thủy hỏa bất dung”, như vậy xung khắc với bếp nấu.
Vì vậy, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi bố trí phòng bếp, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…
Khi lựa chọn bố trí phòng bếp, tủ bếp trong nhà, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”.
Tọa hung nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành (hướng hung), để hộ trợ áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho gia chủ. Luồng khí dương ở bếp nấu sinh ra có thể giúp điều hòa các luồng khí gây bất lợi này, giúp cải thiện phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát” tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng tốt để nó có thể hút được khí lành.
Trong “Kim quang đẩu lâm kinh” đã nói “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành mới nhanh có phúc”.
 
Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc bố trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ, chủ yếu là vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, môi trường vệ sinh của nhà bếp kém sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nấu đồ ăn thức uống.
Do đó, bạn nên loại bỏ các thứ lặt vặt không cần dùng trong nhà bếp, tuyệt đối không biến nhà bếp thành chỗ chứa các đồ vặt vãnh vừa làm xấu nhà bếp vừa không đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Nếu phòng bếp của gia đình bị tối, bạn cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng ở các vị trí cần nhiều ánh sáng như chỗ nấu ăn, bàn ăn…